0356 824 986 62 Đống Đa - F3 - Đà Lạt hoanganhtravel.vn.vn@gmail.com
LIÊN HỆ

Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ

Hotline:
0356 824 986

Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ

Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ

   DỊCH VỤ
Thuê Xe hợp đồng Đà Lạt du lịch từ 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ giá tốt nhất
Thuê Xe hợp đồng Đà Lạt du lịch từ 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ giá tốt nhất
Thuê Xe hợp đồng Đà Lạt du lịch từ 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ giá tốt nhất

Thuê Xe hợp đồng Đà Lạt du lịch từ 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ giá tốt nhất

Lượt truy cập
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 258
Số thành viên Ngày hôm qua: 502
Tổng Tổng: 508380
Điểm du lịch Đà Lạt

Làng nghề truyền thống - nét đẹp độc đáo trong du lịch Đà Lạt
11 Tháng Tám 2016 :: 3:18 CH :: 3782 Views :: 0 Comments

Không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà sức hút của du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng những năm qua còn là nét đẹp trong văn hoá đa sắc, trong đó có làng nghề và nghề truyền thống.
Đa dạng các ngành nghề truyền thống
Không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà sức hút của du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng những năm qua còn là nét đẹp trong văn hoá đa sắc, trong đó có làng nghề và nghề truyền thống. Tham qua làng nghề, khách du lịch được tận mắt nhìn thấy sản phẩm được làm ra như thế nào, tìm hiểu quy trình sản xuất, lịch sử hình thành phát triển làng nghề, được trải nghiệm, tự tay thử làm sản phẩm. Sẽ không thể nào quên những vườn hoa rực rỡ sắc màu ở Vạn Thành, Hà Đông, Thái Phiên, Xuân Thành (Đà Lạt); ngỡ ngàng với tài năng của các nghệ nhân, nghệ sĩ với tranh bút lửa, cưa lọng, tranh thêu tay; ngạc nhiên vì quần áo lụa mà ta mặc lại có nguồn gốc từ một con vật nhỏ bé giống con sâu khi hiểu rõ quy trình trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa ở Nam Ban (Lâm Hà); thú vị khi khám phá phương thức đúc nhẫn bạc truyền thống của người Churu ở thôn Ma Đanh (Tu Tra - Đơn Dương), nghề làm rượu cần, dệt thổ cẩm của người K’Ho ở Lạc Dương, nghề đan lát của người Churu ở Đức Trọng, nghề đan móc, dệt len truyền thống ở Đà Lạt... Sự công phu, tỉ mỉ, khéo léo, óc sáng tạo của các nghệ nhân đã làm nên những sản phẩm mang hàm lượng nghệ thuật cao tạo sức hút với đông đảo du khách; đồng thời, để lại ấn tượng cho du khách về một vùng đất không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, mà con người cũng rất tài hoa.
Nghề làm nhẫn bạc của người Churu
Làng Ma Đanh, xã Tu Tra huyện Lạc Dương là ngôi làng còn lưu giữ nghề làm kim hoàn bằng nguyên liệu bạc. Đến đây, du khách sẽ nghe kể những câu chuyện về những chiếc nhẫn srí, sra là một trong những ấn tượng của nghề đúc bạc Churu. Để có được một cặp nhẫn cưới, người nghệ nhân phải thực hiện nhiều thao tác, nhiều công đoạn tỉ mỉ mà không phải ai cũng có thể làm được. Với sự hướng dẫn của nghệ nhân Ya Tuất, du khách sẽ được tìm hiểu những công đoạn để hoàn tác một cặp nhẫn từ việc tạo khuôn đến việc tạo dáng, đúc nhẫn.
Người nghệ nhân nấu chảy sáp ong loại tốt – nguyên liệu chính để tạo khuôn đúc, sau đó nhúng dùi gỗ vào, để nguội sẽ cho ra một ống sáp tròn như hình bánh cuốn. Tùy theo kích thước của ngón tay, nghệ nhân sẽ cắt thành những chiếc khoen tròn lớn nhỏ để tạo khuôn, sau đó tạo hoa văn trên nhẫn... Mỗi khuôn bao giờ cũng đúc một lần hai chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn mái và một chiếc nhẫn trống. Sau khi tạo dáng xong, người nghệ nhân mang nhẫn sáp nhúng đều vào dung dịch phân trâu hòa lẫn với đất, và đem đưa đi phơi nắng. Sau đó, khuôn sáp sẽ được đốt trên than lửa, sáp bên trong sẽ nóng chảy, phần dung dịch phân trâu sẽ tạo thành một khuôn âm bản, mang bạc đã được nấu chảy đổ vào. Lúc khuôn nguội, một đôi nhẫn bạc màu đen xin xỉn sẽ hiện ra. Thế nhưng khi mang cặp nhẫn ấy nhúng vào nồi bồ kết rừng đang đun sôi để nấu thêm vài phút thì tự nhiên cặp nhẫn đã lên màu sáng bóng lấp lánh. Được tận mắt theo dõi quy trình làm nhẫn bạc của người Churu, ắt hẳn sẽ để lại trong lòng du khách những trải nghiệm khó quên khi đến tham quan tại đây. Sau cùng, du khách có thể mua những cặp những bạc srí, sră mang ý nghĩa linh thiêng làm trang sức hay làm quà cho bạn bè và người thân.
Nghề làm rượu cần của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lạc Dương
Nằm dưới chân núi Lang Biang huyền thoại có một buôn nhỏ của người Lạch là nơi còn lưu giữ nghề làm rượu cần. Du khách khi đến đây sẽ có những trải nghiệm thú vị khi được nghe giới thiệu các công đoạn để làm và được tận tay làm chóe rượu cần ngọt dịu, thơm ngon thì còn gì thú vị cho bằng. Các công đoạn làm một chóe rượu cần cũng lắm công phu, nguyên liệu chính là bắp (ngô), các loại gạo, ngon nhất là gạo lức; tất cả được nấu chín, để nguội rồi trộn với men và trấu cho vào chóe (hũ đựng), bịt nắp thật chặt, đem cất trong nhà... Rượu cần LangBian có bí quyết riêng để tạo ra một hương vị ngọt thơm đặc trưng, đó là lúa trồng trên rẫy và men rừng (lá, vỏ, rễ của cây dòng). Loại rượu cần được làm theo công thức này rất thơm, thanh khiết, càng để lâu ngày càng ngon và rất quý. Rượu cần Lang Biang với kỹ thuật thuần thục và bí kíp lưu truyền làm cho du khách vẫn luôn nhớ khi rời xa nơi đây.
Nghề làm gốm xã Pró
K-răng-gọ (có nghĩa là: làng nồi), đây là một làng làm gốm nổi tiếng có từ lâu đời của người dân tộc Churu thuộc xã Pró, huyện Đơn Dương cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km. Du khách khi đến tham quan tại đây sẽ được giới thiệu về quy trình sản xuất của nghề gốm như: lấy đất, phơi đất, giã đất, sàng đất, nhào đất, làm gốm mộc, phơi khô và đem nung. Nguyên liệu để làm gốm là một loại đất sét được lấy từ hầm đất Trồm Ụ ở núi KLơl (cách làng chừng 1,5 km) bởi những người “có nghề” mới biết cách lấy được loại đất tốt. Đất lấy về phải phơi từ 2 đến 3 nắng cho thật khô rồi cho vào cối giã tơi thành bột. Sau đó đem trộn với nước và dùng tay nhồi trộn đều cho thật nhuyễn, cho đến khi ánh lên màu đen bạc như chì rồi nặn ra từng sản phẩm như nồi, bình, chén, tô, lu… đủ các kích cỡ. . Người Churu không dùng bàn xoay mà phải đi vòng quanh sản phẩm để nặn. Khi đã nặn ra hình thù sản phẩm, lấy cọng tre quấn tròn lại và tùy độ dày mỏng của sản phẩm mà nạo ở phía trong cho phù hợp và dùng miếng gỗ đập nhẹ ở phía ngoài cho đều, xong mang ra phơi khô rồi nung lửa. Để sản phẩm có độ bóng láng, người làng Krăng-gọ dùng loại trái có tên pơlai canh (trám rừng) của một cây leo lấy từ trong rừng để đánh cho bóng. Kết thúc hành trình trải nghiệm, du khách có thể mua cho mình bất kỳ các sản phẩm gốm nào mà mình thấy ưng ý nhất để làm kỷ niệm sau chuyến hành trình tham quan các làng nghề truyền thống
Để bảo tồn, gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống 
Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ “Tập trung hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với du lịch của địa phương với mục tiêu nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn”. Theo đó, 2 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ 3,4 tỷ đồng để mở các lớp đào tạo nghề, tổ chức truyền nghề cho các thế hệ kế cận, đầu tư máy móc, trang thiết bị, công cụ, nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ giống, kỹ thuật, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước thông qua các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại để phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm của các làng nghề, nghề truyền thống. Toàn tỉnh đã khôi phục được 28 làng nghề, tập trung hỗ trợ đầu tư 12 làng nghề gắn với du lịch. Từ đó, hình thành nên các tuyến, điểm du lịch gắn với 8 làng nghề (trồng hoa, cưa lọng chạm bút lửa, hoa khô, dệt thổ cẩm, làm rượu cần, dệt lụa, làm tranh hoa trên địa bàn huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc); đồng thời, phát triển 4 làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, làm rượu cần, dệt thổ cẩm dọc theo các tuyến Quốc lộ 20, 27, tỉnh lộ 722, 725. Sau 2 năm thực hiện Đề án, qua sự nỗ lực “tiếp sức” đã thực sự làm sống dậy những làng nghề truyền thống, nhiều làng nghề đã được khôi phục tránh nguy cơ thất truyền, mai một như nghề đúc nhẫn bạc của người Churu, nghề rèn của người Mạ… 
Làng nghề truyền thống đã thực sự có sức hấp dẫn với du khách và trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Tuy nhiên, vẫn còn những làng nghề được hỗ trợ đầu tư bài bản, nhưng vắng bóng du khách, bởi thiếu sự tương tác giữa nghệ nhân sản xuất và khách tham quan. Đặc biệt là những làng nghề dệt thổ cẩm đang thực sự thiếu sức sống khi sản phẩm khó tìm đầu ra, sản phẩm không còn giữ nguyên giá trị công dụng truyền thống. 
Du lịch làng nghề đang góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch, cho du khách nhận diện đầy đủ rõ ràng về đất và người Lâm Đồng. Khách du lịch đang là chất xúc tác để các nghệ nhân làng nghề cảm thấy tự hào và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống. Hàng chục làng nghề đang chào đón du khách, ở đó chứa đựng bao giá trị văn hóa là một trong những thành tố làm nên vẻ đẹp của miền đất Nam Tây Nguyên đa sắc.
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình




Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

LatestArticles Đóng
THĂNG HOA VỊ GIÁC VỚI CƠM LAM, PHỞ GÀ ĐÀ LẠT A LỬ QUÁN
Khai trương dịch vụ cho thuê xe tự lái từ ngày 17/5
Dịch vụ thuê xe du lịch Đà Lạt trọn gói
Thuê xe dịch vụ Đà Lạt nửa ngày tham quan
Dịch vụ xe đưa đón sân bay Liên Khương
CÔNG TY TNHH HOÀNG ANH ĐÀ LẠT THÔNG TIN CẦN BIẾT DỊCH VỤ KHÁC  CHO THUÊ XE
Địa chỉ: 62 Đống Đa - F3 - Đà Lạt
Hotline: 0356 824 986
     
Mã số doanh nghiệp:  5801182696 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 22/11/2012
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ

CÔNG TY TNHH HOÀNG ANH ĐÀ LẠT
Địa chỉ: 62 Đống Đa - F3 - Đà Lạt
Hotline: 0356 824 986
Cho thuê xe du lịch Đà Lạt, xe dịch vụ Đà Lạt giá rẻ

23 Tháng Năm 2025       Đăng Nhập 
Copyright by www.hoanganhdalat.com | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin